Trang nhất
  Xã Luận
  Đọc Báo Trong Nước
  Truyện Ngắn
  Kinh Tế
  Âm vang sử Việt
  Tin Thể Thao
  Y Học
  Tâm lý - Xã hội
  Công Nghệ
  Ẩm Thực

    Diễn Đàn Biển Đông
Bắc Kinh yêu cầu Manila ngừng khiêu khích ở Biển Đông
    Hình Ảnh Quê Nhà - Video Clip
Nồng ấm Tết cổ truyền dân tộc Khmer Chôl Chnăm Thmây
    Tin Thế Giới
Mỹ và Trung Quốc đàm phán AI: Cơ hội hợp tác hay nguy cơ va chạm?
    Tin Việt Nam
Điện mừng Ngày Nhà vua Hà Lan
    Tin Cộng Đồng
Nổ tại căn cứ quân sự Campuchia, 20 binh sĩ thiệt mạng
    Tin Hoa Kỳ
Mật vụ Mỹ lên kế hoạch bảo vệ trong trường hợp ông Trump bị giam giữ
    Văn Nghệ
Huế
    Điện Ảnh
David Beckham kiện tài tử 'Transformers'
    Âm Nhạc
Danh tính nữ ca sĩ Việt may mắn gặp Rosé (Blackpink), lại còn chiêu đãi fan ảnh cam thường
    Văn Học
Bắt học sinh đi học ngày nghỉ lễ Giỗ tổ Hùng Vương, hiệu trưởng bị xem xét kỷ luật

Thông Tin Tòa Soạn

Tổng biên tập:
Tiến Sĩ
Nguyễn Hữu Hoạt
Phụ Tá Tổng Biên Tập
Tiến Sĩ
Nhật Khánh Thy Nguyễn
Tổng Thư ký:
Quách Y Lành




   Xã Luận
Trật tự mới trong tầm nhìn của Bắc Kinh và Moscow
Tiến sĩ Nguyễn Hữu Hoạt

Ở thời Xuân Thu Chiến Quốc giai đoạn lịch sử từ 771 đến 476 trước Công Nguyên, binh pháp Ngô Tôn tử có nói “bất chiến tự nhiên thành” ám chỉ không đánh mà thắng trận. Đến nay ở thế kỷ 21 chiến tranh Ukraine bùng nổ, đã biến Moscow trở thành đối tác kinh tế và chiến lược của Bắc Kinh. Điều mà Bắc Kinh chưa nghĩ tới, nhưng khi chiến tranh bắt đầu do Moscow gây nên, phần lớn thế giới Tây phương đã cắt đứt liên hệ với Nga.


Các lệnh trừng phạt cùng các phương tiện truyền thông quốc tế tẩy chay khỏi các hoạt động văn hoá toàn cầu. Người Nga giờ đây càng ngày càng thấy thấm thía, cô đơn và bị cô lập. Điện Cẩm Linh hôm nay, điểm tựa cột trụ hỗ trợ cho mình chỉ còn Bắc Kinh, một quốc gia tiềm năng và đủ năng lực để cùng Moscow đối đầu với các quốc gia Tây phương.

Ngược dòng lịch sử ở thế kỷ 20, Liên xô đã coi thường Trung Quốc, coi họ như một quốc gia nghèo nàn và chậm tiến. Nhưng kể khi Tổng Thống Nixon viếng thăm Bắc Kinh, Trung Quốc đã khởi sắc. Cho đến nay họ tự hào về nền kinh tế năng động, hội nhập toàn cầu, sức mạnh công nghệ lớn lên cùng cới sức mạnh quân sự và ảnh hưởng chính trị trở thành một quốc gia ngang ngữa với Hoa Kỳ, vượt trội hơn Nga trên nhiều lãnh vực. Sự bất đối xứng đó rõ nét hơn vào những năm tới đây khi Moscow sẽ phải lệ thuộc vào Bắc Kinh để tồn tại, vì Trung Quốc trở nên thị trường thiết yếu tiêu thụ hàng hoá của Nga, đặc biệt tài nguyên thiên nhiên, như: khí đốt hay dầu hoả. Ngược lại người dân Nga lệ thuộc vào Trung Quốc hàng tiêu dùng hằng ngày. Hơn ai hết, rồi đây Bắc Kinh nhân cơ hội tận dụng tình trạng khó khăn của Nga để nâng giá trị đồng Nhân Dân Tệ trở thành đồng tiền quốc tế chính trong khu vực thống trị.

Dĩ nhiên, trong thời điểm và hoàn cảnh nầy Nga không còn lựa chọn nào khác hơn là chấp nhận điều kiện của Bắc Kinh để họ được tồn tại, cho dù họ vẫn biết rằng những điều khoản thương mại ấy sẽ có nhiều bất lợi cho Nga. Ví dụ như Nga buộc phải ủng hộ Trung Quốc trên diễn đàn Liên Hiệp Quốc, thậm chí cắt giảm quan hệ trong chính sách của Nga đối với Việt Nam và Ấn Độ. Sự xuất hiện của Putin và Tập Cận Bình như cặp bài trùng của hai cường quốc độc tài đang dần dần tiến đến một trật tự mới như họ tuyên bố. Nhưng đúng ra đây chính là hình thức của trục ác quỷ mới, trong đó bao gồm Nga, Trung Quốc, Bắc Hàn và Iran. Tuy nhiên, trật tư mới tự nó đã không thể có sự công bằng vì mối quan hệ thiếu bình đẵng do sự lệ thuộc của Điện Cẩm Linh đối với Bắc Kinh, và sẽ biến Nga trở thành công cụ của Trung Quốc tại Trung Nam Hải. Đây chính động lực và tài sản lớn trong cuộc cạnh tranh giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ.

Trước cuộc tấn công của Nga vào Ukraine trong ngày 24 tháng 2, quan chức tình báo của Trung Quốc đã tìm hiểu và phân tích khả năng tích luỹ quân đội Nga, cùng với sự hiệu quả vũ khí của Mỹ. Nhất là Bắc Kinh và ngay cả Điện Cẩm Linh cũng không thể ngờ khả năng chiến đấu của binh lính Ukraine, và sự trợ giúp của u châu cùng Hoa Kỳ. Nói cho cùng, cuộc chiến nầy cho đến hôm nay không phải chỉ giữa Nga và Ukraine mà tự nó đã trở thành cuộc đối đầu giữa Nga với Mỹ và u châu. Đây chính là sai lầm lớn mà Điện Cẩm Linh không ngờ trước được. Nhất là chi phí quốc phòng và nhân mạng lớn hơn những gì Tổng Thống Putin đã tiên liệu. Riêng với Bắc Kinh, cho dù Tổng Thống Putin hình như đã thông báo với Tập Cận Bình trước ngày xua quân tiến đánh Ukraine. Tuy nhiên, Bắc Kinh đang đứng trước một bài toán khó để có thể xát định vị trí nào? Giả thuyết nếu Bắc Kinh ủng hộ Moscow, nước nầy sẽ đối mặt lệnh trừng phạt và mất quyền tiếp cận thị trường cũng như nền công nghệ phương Tây mà hiện nay Trung Quốc đang lệ thuộc. Nhưng ngược lại nếu Trung Quốc chỉ trích hành động của Putin thì quan hệ giữa 2 nước sẽ rạn nứt. Trong khi đó đối với Bắc Kinh quan hệ với Moscow là vô cùng quan trọng, bởi 2 lý do: Thứ nhất, hai nước có chung đường biên giới dài 4,200 Km. Thứ 2, Mối quan hệ kinh tế giữa 2 nước hoàn toàn lệ thuộc vào nhau. Nga giàu tài nguyên thiên nhiên nhưng lại cần công nghệ và đầu tư, trong khi đó Bắc Kinh có thể cung cấp công nghệ nhưng buộc phải cần tài nguyên thiên nhiên. Chưa kể Nga là nguồn cung cấp vũ khí tinh vi và chủ chốt cho Trung Quốc, nhờ đó vũ khí của Bắc Kinh đã được hiện đại hoá trong thập kỹ qua. Là 2 quốc gia độc tài họ đã hỗ trợ nhau, nhất là ở Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc. Cả 2 đều hạn chế chỉ trích lẫn nhau trong vấn đề nhân quyền. Tập Cận Bình và Putin có mối quan hệ mật thiết tương trợ lẫn nhau, cả 2 đều muốn mình sẽ trỡ thành nhà lãnh đạo muôn năm và cùng chung mẫu số cạnh tranh và chống lại Hoa Kỳ.

Trên lãnh vực khác, Bắc Kinh tiếp cận một cách mơ hồ khi Điện Cẩm Linh gây ra trong cuộc chiến vào năm 2008 ở Gruzia, cùng sự sát nhập Crimea năm 2014 và sự can thiệp của Nga vào cuộc bầu cử Tổng thống Hoa Kỳ năm 2016. Đối với Bắc Kinh khi đối thoại với phương Tây họ khẳng định ủng hộ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Ukraine. Nhưng ngược lại khi gặp người đồng cấp Nga họ nhấn mạnh mối quan hệ thân thiết giữa Nga-Hoa không hề sút giảm. Họ lặp lại, Bắc Kinh phản đối các biện pháp trừng phạt của phương Tây, và chấp nhận quan điểm của Nga không tán thành việc Washington mở rộng khối NATO, cũng như Liên minh quân sự mà Hoa Kỳ muốn ký kết cùng các quốc gia trên thế giới.

Xét trên tổng quan, Tập cận Bình và phe nhóm của ông nhận định nếu chỉ trích Nga họ sẽ bị thiệt thòi nhiều hơn lợi ích. Điều ấy Cộng sản Trung quốc biết rõ. Mặt khác cho dù Bắc Kinh đứng về phe Ukraine thì những bất đồng giữa họ cùng với khối u châu, đứng đầu là Hoa Kỳ cũng không thay đổi. Tuy nhiên, theo nhận định của giới trí thức Bắc Kinh cho rằng Putin sẽ không tồn tại lâu dài vì sức nặng của lệnh trừng phạt kinh tế cộng với lòng dân phản đối cuộc chiến Ukraine.

Tập Cận Bình và Bộ chính trị đang đứng trước ngã ba đường, vì biết rằng những suy nghĩ của Nga về Ukraine khó có thể thay đổi. Chính vì tư duy ấy nên chủ trương của Putin là gây nên chiến tranh để bảo vệ di sản của chính mình, nên ông vẫn tiếp tục duy trì chính sách thù nghịch với Tây phương. Đối với Bắc Kinh họ biết không thể đảm nhận vai trò hoà giãi trong cuộc đàm phán ngưng chiến vì những lợi ích của cả 2 phe, nhất là Nga, nên họ không nỗ lực vận động. Do đó, Bắc Kinh từ chối gây sức ép với Moscow đồng thời cố gắng tránh những hậu quả trừng phạt kinh tế từ phương Tây. Cùng lúc ấy, hiện nay nhiều công ty Trung Quốc đã đóng băng các dự án của họ ở Nga hoặc ngưng hoạt động. Tuy nhiên ở mặt khác Trung Quốc tuân thủ lệnh trừng phạt nhưng không có nghĩa là Bắc Kinh không hỗ trợ Moscow về mặt kinh tế. Vì dụ từ sau ngày 24 tháng 2 Bắc Kinh đã tăng cường mua hydrocarbon của Nga với giá rẻ, khi Châu âu cắt giảm hội nhập năng lượng và tài nguyên khoáng sản từ Nga. Song song với việc chuyển hướng xuất khẩu sang Bắc Kinh, Nga sô thay thế đồng Dollars, Yen của Nhật, Swiss Franc của Thuỵ sĩ và Euro bằng đơn vị Nhân Dân Tệ của Trung Quốc. Trong 7 tháng qua Nga xuất khẩu sang Trung Quốc tăng lên 48,8% trị giá 61,45 tỷ USD trong đó bao gồm từ hàng hoá và dầu khí.

Thật ra cho dù lợi thu từ Trung Quốc, tuy nhiên rất nhiều quan chức cao cấp và những nhà kinh tế Nga cho rằng việc xích lại gần và tuỳ thuộc vào Trung quốc là điều không nên và không thể tiếp tục. Điều ấy sẽ hạn chế quyền tự chủ chiến lược và tách rời phương Tây là điều Moscow nên tránh và phải tìm cách tiếp cận trở lại. Vẫn biết rằng trước khi Putin sát nhập Crimea vào năm 2014 Trung Quốc chiếm khoảng 10% tổng số thương mại của Nga. Đến cuối năm 2021 Trung Quốc chiếm 18%. Con số nầy tăng lên sau cuộc chiến Ukranie. Riêng các nhà kinh tế Hoa Kỳ cho rằng tương lai không xa Trung Quốc sẽ kiểm soát hơn một nửa dòng chảy thương mại của Nga và sẽ trở thành nguồn cung cấp công nghệ chính trong các lĩnh vực quan trọng như viễn thông, vận tải và sản xuất năng lượng. Đây là kịch bản sẽ xảy ra, và chúng tôi nhắc lại, Bắc Kinh sẽ áp lực với Moscow hạn chế quan hệ quốc phòng với Việt Nam, hoặc lên tiếng ủng hộ các tranh chấp của Trung Quốc tại Biển Đông và ngay cả vấn đề Đài Loan.

Chính vì những kịch bản mà Nga rồi đây phải đối diện trước một thực tế quá phủ phàng với người anh em Trung Quốc, cho nên hiện nay tại Nga khuynh hướng chống lại cuộc chiến Ukraine càng ngày càng lên cao. Một số học giả và nhà chiến lược Nga đã yêu cầu Tổng Thống Putin rút quân ra khỏi Ukraine, giảm mức lệ thuộc vào Bắc Kinh để khỏi ân hận về sau. Đồng thời thay đổi chính sách hòa giãi cùng phương Tây, đặc biệt Hoa Kỳ.
DanQuyen.com (Theo danquyen.com)
    Phản Hồi Của Độc Giả Về Bài Viết
Họ và Tên
Địa chỉ
Email
Tiêu đề
Nội dung
Gửi cho bạn bè Phản hồi

Các bài viết mới:
    Trung Quốc trước áp lực toàn cầu trong chính sách phá giá (24-04-2024)
    Mục Tiêu & Nhu Cầu Duy Trì Hiệp Ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) (22-03-2024)
    Lá Thư Tổng Biên Tập (08-02-2024)
    Mơ Hồ Chiến Lược (15-01-2024)
    Sự kết thúc của phép màu kinh tế Trung Quốc (16-12-2023)
    Cộng và trừ trong chương trình trí tuệ nhân tạo (Artificial Intelligence) (20-11-2023)
    Cản lực và quyết tâm (19-10-2023)
    Chiến trường là thành tố cho nỗ lực hòa đàm (30-08-2023)
    Cuộc chiến chưa có lối ra (03-08-2023)
    Nguy cơ lão hoá của Trung Quốc (04-07-2023)
    Sức Mạnh Bảo Vệ Hoà Bình (17-05-2023)
    Tham vọng thống trị công nghệ của Bắc Kinh (22-04-2023)
    Dấu chân Đại hán trên châu Mỹ-Latin (22-03-2023)
    Cuộc Chiến Chưa Có Lối Ra (31-01-2023)
    Thuật ngữ của ĐCSTQ Trong Các Kỳ Đại Hội Đảng (11-12-2022)
    Kim Jong-Un kẻ cuồng vọng hạt nhân (07-11-2022)

Các bài viết cũ:
    Kịch bản cho một cuộc chiến Đài Loan & Trung Quốc (14-09-2022)
    MỘT VIỆT NAM ĐOÀN KẾT HƠN, QUYẾT TÂM HƠN SAU ĐẠI DỊCH (10-09-2022)
    Tham vọng của Tập Cận Bình trong Đại Hội Đại Biểu Đảng CSTQ lần thứ 20 (10-08-2022)
    Bài học nào cho Bắc Kinh & Đài Loan về cuộc chiến tại Ukraine? (11-07-2022)
    Việt Nam-Điểm Lý Tưởng Cho Hoạt Động Đầu Tư và Kinh Doanh (15-06-2022)
    Putin trong vũng lầy Ukraine (07-04-2022)
    Vết giày xâm lược của Vladimir Putin (05-03-2022)
    Những giới hạn trong tiến trình hình thành vũ khí hạt nhân của Iran (02-02-2022)
    Trật tự mới trong tầm nhìn của Tập Cận Bình (08-01-2022)
    Một Năm Nhìn Lại (15-12-2021)
    Tiền đồn chiến lược quân cảng Ream và Dara Sakor (18-11-2021)
    Chiến lược bao vây Trung Quốc tại Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương (31-10-2021)
    Kabul! Kabul! Con đường phía trước (22-08-2021)
    Vai trò chuyển tải thông điệp Liên minh Á châu của tướng Lloyd J. Austin (31-07-2021)
    Hiện tượng mong manh để hồi sinh thoả ước 2015 (03-07-2021)
    Hiện tượng mong manh để hồi sinh thoả ước 2015 (03-07-2021)
    Điểm bắt đầu hay sau cùng của tội ác chiến tranh (05-06-2021)
    Sự tương phản giữa John Lock & Karl Marx (17-04-2021)
    Tranh chấp Biển Đông không còn là ẩn số (28-03-2021)
    Trung cộng trước vành đai chiến lược của Hoa Kỳ. (10-03-2021)
 
"Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam".

Chuyển Tiếng Việt


    Truyện Ngắn
Xa Xóm Mũi


   Sự Kiện

Lời Di Chúc của Vua Trần Nhân Tôn





 

Copyright © 2010 DanQuyen.com - Cơ Quan Ngôn Luận Người Việt Hải Ngoại
Địa Chỉ Liên Lạc Thư Tín:
E-mail: danquyennews@aol.com
Lượt Truy Cập : 152746614.